Ứng dụng quản lý chi tiêu miễn phí, hiệu quả cho cá nhân, gia đình

Quản lý chi tiêu cá nhân, gia đình

Hiện nay mọi người chỉ nghĩ đến việc kiếm tiền nhưng lại không biết cách quản lý tiền bạc. Điều đó dẫn đến chi tiêu không hiệu quả, làm nhiêu xài hết bấy nhiêu. Thegioiphanmem.info xin giới thiệu với các bạn một số thông tin và ứng dụng quản lý thu nhập, chi tiêu ngay trên điện thoại của bạn. Hãy thử sử dụng và hiệu quả sẽ có ngay lập tức.

Quản lý chi tiêu bằng ứng dụng mang lại hiệu quả cao.

Nguyên tắc chi tiêu 6 chiếc lọ

Trước hết chúng ta tìm hiểu về Quy tắc tiêu tiền 6 chiếc lọ (phương pháp quản lý tài chính JARS của T.Harv Eker giúp quản lý tiền bạc kể cả khi bắt đầu với 100 ngàn đồng):

1. Lọ 1 (55% số tiền)

Quỹ Tiêu dùng ngắn hạn (còn gọi là quỹ Nhu cầu thiết yếu chi cho việc ăn uống, nhà ở, chi phí đi lại, thanh toán điện, nước…). Nếu không đủ hãy tìm cách gia tăng thu nhập, hoặc đơn giản hóa các nhu cầu (như không đi taxi mà dùng các phương tiện công cộng, không đi ăn ngoài mà tự nấu nướng ở nhà…).

2. Lọ 2 (10% số tiền)

Quỹ Tiêu dùng dài hạn (gồm Tiết kiệm dài hạn và Tiết kiệm cho trường hợp khẩn cấp). Nên chia 10% làm đôi, khi cảm thấy đã tiết kiệm đủ cho quỹ khẩn cấp (khoảng 6 tháng chi tiêu hàng ngày), thì tập trung Tiết kiệm dài hạn (như mua nhà, mua ôtô, học đại học).

3. Lọ 3 (10% số tiền)

Quỹ Đầu tư bản thân (còn gọi là Quỹ Phát triển bản thân – chỉ dành đầu tư giáo dục để phát triển bản thân (tham gia các khóa học kỹ năng, mua sách tài liệu…) kẻo sẽ bị thụt lùi với xã hội nếu không ngừng cải thiện bản thân hàng ngày. Hay nói cách khác là cách đầu tư tốt nhất chính là đầu tư vào học tập, bởi không phát triển có nghĩa là bạn đang chết.

4. Lọ 4 (10% số tiền)

Quỹ Hưởng thụ (còn gọi vui là quỹ ăn chơi, ưu tiên đầu tư cho bản thân như mua món đồ yêu thích, tự thưởng buổi spa trọn gói, chuyến du lịch…). Khuyến khích tiêu hết tiền của quỹ này ngay 1 tháng. Không dùng quỹ này bù vào quỹ khác. Nếu đi du lịch xa, hoặc dùng một dịch vụ đắt đỏ… có thể tiết kiệm quỹ trước khi dùng.

5. Lọ 5 (10% số tiền)

Quỹ Tự do tài chính – nhằm đầu tư và tạo ra thu nhập thu động – là mục tiêu để có thể sống thoải mái, tuyệt đối không được tiêu tiền quỹ này vào nhu cầu cá nhân, mà chỉ dùng để “nuôi” khoản tiền này để nó “đẻ thêm” tiền cho bạn (như đầu tư dự án kinh doanh để tạo thu nhập thụ động hàng tháng… và thiếu có thể vay nợ, nhưng phải có nền tảng, không vay ngân hàng kiểu “xây nhà trên đất người khác”).

6. Lọ 6 (5% số tiền còn lại)

Quỹ Cho đi (để giúp đỡ bạn bè, người gặp khó khăn, làm từ thiện…), là một cách cảm ơn cuộc sống. Hãy cho đi để nhận lại nhiều hơn.

Hãy để những gì bạn kiếm được vào 6 chiếc lọ này.

Sử dụng Ứng dụng quản lý chi tiêu rất dễ dàng ngay trên điện thoại của bạn. Sau đây là 2 ứng dụng Thegioiphanmem.info đánh giá rất cao:

TOP 2 ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân tốt nhất hiện nay, hoàn toàn miễn phí

Dưới đây là 2 ứng dụng quản lý chi tiêu được người dùng đánh giá cao. Dựa trên phản hồi tích cực của người dùng. Mà bạn có thể tải xuống và sử dụng miễn phí trên điện thoại (Android và iOS). Xin cùng chúng tôi điểm qua những tính năng chính của từng ứng dụng. Từ đó bạn có thể chọn cho mình ứng dụng phù hợp nhất.

1. Ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover

1.1 Tổng quan về phần mềm

Money Lover là app quản lý chi tiêu tiếng Việt được nhiều người dùng tin tưởng. Money Lover từng lọt vào Top 5 ứng dụng Android tốt nhất tại sự kiện Google I/O 2017.

Ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover.

1.2 Các tính năng và đặc điểm của Money Lover

Ứng dụng Money Lover giúp quản lý chi tiết các khoản chi tiêu của bạn.

Money Lover giúp người dùng theo dõi thu chi chi tiết, lập kế hoạch chi tiêu trên smartphone và laptop. Ứng dụng cung cấp các báo cáo, lời nhắc và khuyến nghị. Để giúp người dùng xây dựng thói quen chi tiêu thông minh và có kế hoạch.

Money Lover cũng là ứng dụng quản lý chi tiêu đầu tiên ở Đông Nam Á. Giúp người dùng tự động theo dõi và phân loại các giao dịch từ nhiều nguồn khác nhau. Chẳng hạn như tin nhắn SMS, hóa đơn, email và tài khoản ngân hàng.

Ngoài ra, ứng dụng có kết nối với hơn 20 ngân hàng trong nước. Cho phép bạn dễ dàng theo dõi biến động số dư và giao dịch trên tài khoản của mình. Từ đó đưa ra kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn.

Money Lover có sẵn trên Android, iOS, Windows và website. Người dùng có thể tải xuống Money Lover và trả nghiệm phiên bản miễn phí.

1.3 Tải về sử dụng trên điện thoại hoặc máy tính của bạn

+Hệ điều hành IOS: Tải về Moneylover IOS

+Hệ điều hành Android: Tải về điện thoại, máy tính bảng Android

+Phiên bản web cho Windows, MacOS: Sử dụng trực tiếp trên web

======================================================

2. Ứng dụng Sổ thu chi MISA Money Keeper

2.1 Tổng quan về ứng dụng

Sổ thu chi MISA Money Keeper là ứng dụng quản lý chi tiêu gia đình trên điện thoại. Rất tiện lợi cho mọi người do giao diện tiếng Việt đơn giản, dễ sử dụng. Được đông đảo người dùng sử dụng và đánh giá cao.

Ứng dụng quản lý chi tiêu – MISA Money Keeper.

2.2 Đặc điểm, tính năng của ứng dụng Sổ thu chi MISA

Ứng dụng Sổ thu chi Misa giúp bạn quản lý tài chính mạnh mẽ, hiệu quả.

MISA cho phép người dùng ghi lại thu nhập/chi tiêu, hoạt động vay/nợ. Để nhắc nhở người dùng cân nhắc đầu tư và thanh toán hợp lý, đúng hạn.

Ngoài ra, ứng dụng còn giúp người dùng theo dõi và phân bổ nguồn tiền ra vào một cách dễ dàng. Dễ hiểu với các biểu đồ trực quan và khoa học. Từ đó, có thể so sánh mức thu nhập / chi phí hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

  • Thiết lập ngân sách thu – chi dễ dàng:
    – Cho phép thiết lập hạn mức chi theo từng hạng mục: Ăn uống, mua sắm… giúp bạn kiểm soát chi tiêu hiệu quả.
    – Tự động nhắc nhở khi chi tiêu vượt quá hạn mức.
  • Ghi chép nhanh chóng và thuận tiện:
    – Là cuốn sổ tay ghi chép thu chi tiện ích, dễ dàng phân loại các khoản thu nhập; chi phí…
    – Quản lý các khoản vay nợ; ghi chép các khoản thu chi trong chuyến đi, sự kiện.
    – Ghi chép chi tiêu nhanh chóng với tính năng scan hoá đơn vô cùng thông minh.
  • Báo cáo phân tích trực quan và dễ sử dụng:
    – Giống như một cuốn sổ tay ghi chép thu chi, ứng dụng giúp bạn tổng hợp số liệu và đưa ra các báo cáo phân tích chi tiêu rất trực quan, khoa học giúp bạn dễ dàng đưa ra các quyết định tài chính cá nhân của mình.
  • Quản lý sổ tiết kiệm cá nhân:
    – Giúp bạn quản lý các khoản tiết kiệm theo nhiều loại tiền tệ khác nhau.
    – Tỷ giá ngoại tệ và tỷ giá vàng được cập nhật tự động hàng ngày.

2.3 Tải về để sử dụng trên điện thoại của bạn

+Hệ điều hành IOS: Tải về Sổ thu chi MISA 76.9

+ Hệ điều hành Android: Tải về Sổ thu chi MISA 79.0

================================================

LỜI KẾT

Những lưu ý khi quản lý chi tiêu bằng ứng dụng:

  • Trước tiên, phải đảm bảo dữ liệu được cập nhật hàng ngày.
  • Thứ hai, thời gian đầu chưa quen chắc chắn sẽ có khoản thu chi không được như quy định. Phải quyết tâm đưa mọi thứ về đúng nguyên tắc của nó.
  • Thứ ba, hãy phân loại các khoản chi tiêu của bạn càng chi tiết càng tốt. Hãy chia thu nhập thành các phần phục vụ những mục đích khác nhau. Để cá nhân hóa chi tiêu của bạn. Khi nhìn lại, thật dễ dàng để biết bạn đã chi tiêu bao nhiêu và cho điều gì.
  • Cuối cùng, phải xem lại báo cáo hàng tháng. Để đảm bảo mọi thứ diễn ra theo đúng quy định và ngày càng tốt hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *